Chảy dịch mũi là tình trạng rất quen thuộc với cả trẻ em và người lớn trong suốt các mùa đặc biệt là mùa thu, mùa đông ở Việt Nam. Tình trạng chảy dịch mũi này có thể là vô hại nhưng đôi khi cảnh báo tình trạng bệnh lý cần điều trị kịp thời.
Mục lục
Chảy dịch mũi là gì?
Chất nhầy trong mũi có vai trò hữu ích đối với cơ thể, khi sổ mũi, lượng chất nhầy tăng lên có thể gây bất tiện cho người bệnh nhưng điều đó thường là cần thiết. Dịch nhầy mũi giữ lại vi khuẩn, các mầm bệnh khác và khói bụi, ngăn chúng xâm nhập vào phổi của chúng ta.
Trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng, chất nhầy có thể chảy ra khỏi mũi hoặc xuống cổ họng. Khi chất nhầy chảy ra khỏi mũi, nó được gọi là chảy nước mũi. Nó cũng có thể được gọi là chảy dịch mũi sau hoặc chảy nước mũi.
Mặc dù gây khó chịu, nhưng chảy dịch mũi là tình trạng phổ biến và thường tự khỏi. Nhưng trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể cần được chăm sóc y tế.
Nguyên nhân gây chảy dịch mũi là gì?
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây chảy dịch mũi, một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm nhiễm trùng và dị ứng.
Cảm lạnh thông thường hoặc cúm
Cảm lạnh thông thường là do nhiễm virus ở mũi và cổ họng. Nhiều loại virus khác nhau có thể gây ra tình trạng này. Mặc dù chảy dịch mũi, sổ mũi có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhưng về lâu dài, tình trạng này thường vô hại.
Cúm là do một loại virus tấn công mũi, họng và phổi của bạn gây ra. Các chủng virus cúm liên tục thay đổi do đó một người có thể mắc đi mắc lại cúm. Cúm có thể nguy hiểm đối với những người có nguy cơ cao gặp biến chứng. Bao gồm trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Chảy dịch mũi là triệu chứng rất phổ biến đối với cả cảm lạnh thông thường và cúm. Khi bạn mắc các bệnh này, cơ thể bạn sẽ sản xuất thêm chất nhầy để giữ virus trước khi virus có thể xâm nhập vào phổi và các bộ phận khác của cơ thể, sau đó cơ thể sẽ tống xuất dịch nhầy có lẫn virus này ra ngoài theo mũi, hoặc xuống họng sau để nuốt vào đường tiêu hóa.
Dị ứng
Chúng ta có thể bị chảy dịch mũi nếu hít phải, ăn hoặc chạm vào một số chất mà cơ thể mình bị dị ứng. Các chất gây ra phản ứng dị ứng được gọi là chất gây dị ứng (dị nguyên). Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm bụi, lông thú cưng và cỏ. Cơ thể chúng ta phản ứng với các chất gây dị ứng theo cách tương tự như thể chúng là vi khuẩn có hại, khiến mũi bị chảy nước.
Viêm xoang
Viêm xoang xảy ra khi xoang hoặc các đường dẫn của mũi bị viêm kèm theo đau, sưng và đỏ. Điều này có thể làm hẹp đường mũi, gây khó thở và tích tụ chất nhầy. Nếu người bệnh mắc tình trạng này, chất nhầy có thể chảy ra khỏi mũi gây ra sổ mũi. Trong một số trường hợp, có thể cảm thấy chất nhầy chảy vào cổ họng, nếu mang theo vi khuẩn có thể gây tình trạng viêm họng, ho do dịch mũi xoang chảy xuống họng.
Chất nhầy liên quan đến viêm xoang thường đặc, có thể dịch trong loãng, trắng hoặc có màu vàng, xanh lục nếu có nhiễm trùng.
Các nguyên nhân tiềm ẩn khác
Các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây chảy nước mũi hoặc chảy dịch mũi bao gồm:
- thủy đậu
- mang thai
- lệch vách ngăn
- đau đầu từng cơn
- khói thuốc lá
- không khí khô
Điều trị chảy nước mũi như thế nào?
Phác đồ điều trị chảy dịch mũi được khuyến nghị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng chảy nước mũi của mỗi người. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể thực hiện các bước đơn giản để làm giảm các triệu chứng của mình tại nhà. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.
Trong hầu hết các trường hợp cảm lạnh hoặc cúm gây ra tình trạng chảy nước mũi, cơ thể bạn sẽ tự phục hồi. Người bệnh nên đảm bảo nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, giữ ấm đường thở, uống nước và ăn đồ ấm nóng. Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp làm giảm các triệu chứng chảy mũi trong trường hợp này. Nếu các triệu chứng Cúm nghiêm trọng, người bệnh có thể phải gặp bác sỹ để được tư vấn cụ thể.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Chất nhầy đặc và dính có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng tai, viêm tai giữa. Hãy thực hiện các phương pháp để giúp làm loãng chất nhầy, giúp tống chất nhầy trong mũi ra một cách dễ dàng hơn, nhờ đó giảm được các triệu chứng và nguy cơ biến chứng khác.
Để làm loãng chất nhầy, người bệnh có thể:
- uống nhiều nước ấm
- sử dụng bình nước muối xịt mũi
- bật máy tạo độ ẩm trong nhà, nơi làm việc
- có thể hít hơi nước từ một bát nước ấm, hoặc một cốc trà nóng mỗi ngày một vài lần.
Lưu ý: Không sử dụng bình xịt mũi thông mũi trong hơn ba ngày liên tiếp, trừ khi có chỉ định của thầy thuốc.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin là thuốc có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của phản ứng dị ứng. Một số thuốc kháng histamin có thể khiến người bệnh cực kỳ buồn ngủ. Luôn kiểm tra nhãn để biết khuyến nghị về việc vận hành máy móc hạng nặng hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác trong khi dùng thuốc kháng histamin.
Thuốc kháng histamin cũng có thể phản ứng với một số loại thuốc khác. Hãy nhớ trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc kháng histamin, đặc biệt là nếu đã sử dụng thuốc giãn cơ, thuốc ngủ hoặc thuốc an thần.
Phòng ngừa chảy nước mũi
Chúng ta không thể và cũng không nên ngăn ngừa tất cả các trường hợp chảy nước mũi vì như phân tích ở trên, đây là một hiện tượng có lợi cho cơ thể để chống lại các tác nhân gây dị ứng, gây nhiễm trùng, cũng tương tự như tình trạng ho giúp loại bỏ dị nguyên khi chúng xâm nhập vào họng. Đối với tình trạng chảy mũi quá mức, chúng ta có thể có một vài cách để giúp ngăn ngừa, chủ yếu là ngăn ngừa nguyên nhân gây ra tình trạng chảy dịch mũi.
Để giảm nguy cơ mắc cảm lạnh hoặc cúm thông thường:
- Rửa tay thường xuyên để tránh vi khuẩn gây bệnh.
- Sử dụng khăn giấy khi xì mũi và vứt khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức.
- Rửa tay sau khi xì mũi.
- Tiêm vắc-xin cúm hàng năm.
- Vệ sinh răng miệng tốt.
- Vệ sinh họng hàng ngày.
- Rửa mũi bằng bình rửa mũi và dung dịch rửa mũi chuyên biệt trong trường hợp có nhiều nguy cơ như: sống trong vùng dịch, thời tiết khô hanh, bị bệnh mũi họng tái phát thường xuyên, cơ địa dị ứng…
- Tránh xa các chất có thể gây dị ứng dựa theo cơ địa mỗi người.
- Tránh khói thuốc lá.
Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn về sức khỏe, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0976.648.102 hoặc 0916.648.102. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Hy vọng bài viết trên đây mang lại các thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả gia đình.